Diễn ra từ 14h – 18h, ngày 13/11/2024 tại Rạp Khăn Quàng Đỏ, sự kiện chiếu phim đặc biệt mang tên Xưa Ta Thuở Nhỏ: Tự sự điện ảnh trẻ em Việt Nam thời chiến hứa hẹn đem lại những ký ức hồi tưởng đầy cảm xúc về hình ảnh trẻ em trong thời kỳ chiến tranh của đất nước. Đây là một sự kiện nghệ thuật độc đáo được thiệu bởi Ngô Thanh - người thực hành giám tuyển và hướng dẫn khóa học làm phim, phê bình phim tại trung tâm phim tài liệu-thử nghiệm Hanoi DOCLAB. Sự kiện còn có sự hỗ trợ từ Viện phim Việt Nam nhằm mang đến cho khán giả một không gian đối thoại và chiêm nghiệm về hình tượng trẻ thơ trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
Thông qua ba chủ đề xuyên suốt - hư cấu điện ảnh, trẻ em Việt Nam và một thời chiến tranh, Xưa Ta Thuở Nhỏ: Tự sự điện ảnh trẻ em Việt Nam gợi mở những câu hỏi sâu sắc về cách điện ảnh khắc họa hình ảnh trẻ thơ. Không chỉ đơn giản là một nhóm tuổi, nhân vật trẻ em trong điện ảnh còn được nhìn nhận qua nhiều lăng kính về tâm lý, cảm xúc và sự trưởng thành trong suy nghĩ. Hình ảnh trẻ thơ trong điện ảnh, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam, không chỉ phản ánh đời sống hiện thực mà còn góp phần tạo nên những tầng nghĩa mới qua sự “hư cấu” - một kiểu nhất định lý tính mà triết gia Jacques Rancière từng nhấn mạnh. Bằng việc kết hợp giữa hư cấu và hiện thực khắc nghiệt, điện ảnh đã mở ra không gian để chân dung trẻ em hiện lên đa chiều, vừa mong manh, vừa kiên cường đồng thời đan bện những non ấu trẻ thơ vào thời điểm khắc nghiệt của dân tộc tạo nên cảm xúc mạnh mẽ trong điện ảnh.
Sự kiện sẽ trình chiếu hai tác phẩm tiêu biểu của thập niên 70, cũng chính là thời kỳ tái thiết đất nước, xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội (1974-1976): Em Bé Hà Nội (đạo diễn Hải Ninh, 1974) và Mẹ Vắng Nhà (đạo diễn Nguyễn Khánh Dư, 1979). Cả hai bộ phim đều khắc họa những đứa trẻ lạc mất người thân giữa thời loạn lạc, tạo nên những lát cắt cảm xúc, gợi nhắc người xem về ký ức tập thể của một thời kỳ đau thương mà kiên cường. Nhân vật trẻ thơ trong các bộ phim này không chỉ biểu hiện hình thái mất mát cá nhân mà còn đại diện cho một thế hệ phải đối diện với cuộc chiến và sự khắc nghiệt của lịch sử ngay từ khi còn nhỏ tuổi.
Vui lòng tham khảo website lehoithietkesangtao.vn trước khi đến để có nhiều hơn các thông tin đa dạng về Lễ hội năm nay!
Taking place from 2 PM to 6 PM on November 13, 2024, at the Red Scarf Cinema, the special film screening event titled Once Upon a time: A cinematic narrative of Vietnamese children during wartime promises to bring emotional reminiscences of children’s images during wartime. This unique artistic event is curated by Đo Van Hoang, a filmmaker and screenwriter known for his work in international film festivals, and Ngô Thanh, a curator and film instructor at Hanoi DOCLAB. The event, supported by the Vietnam Film Institute, offers audiences a space for dialogue and reflection on the portrayal of childhood in Vietnam’s unique historical context.
Through three overarching themes—cinematic fiction, Vietnamese children, and wartime, Once Upon a time: A cinematic narrative of Vietnamese children during wartime raises profound questions about how cinema portrays childhood. More than just an age group, children in Vietnamese films, especially during wartime, are depicted through lenses of psychology, emotion, and evolving maturity. By blending fiction and harsh reality, cinema creates a layered depiction of childhood—both fragile and resilient, intertwined with the nation’s turbulent history, evoking powerful emotional resonance.
The event will screen two typical works of the 70s: Little Girl of Hanoi (directed by Hai Ninh, 1974) and Mother is Away from Home (directed by Nguyen Khanh Du, 1979). Both films depict children who lost their loved ones amid the chaos, creating emotional slices, reminding viewers of the collective memory of a painful but resilient period. The child characters in these films not only represent personal loss but also represent a generation that has to face war and the harshness of history from an early age.