Dự Án Thổ Địa là tác phẩm sân khấu sẽ được trình diễn lần đầu tiên ở Việt Nam tại Rạp Khăn Quàng đỏ, Cung Thiếu nhi Hà Nội trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Tác phẩm được xây dựng và triển khai bởi các nghệ sĩ Linh Valerie Phạm, Trần Kim Ngọc, Nguyễn Vũ Hải, Nguyễn Khánh Linh, Huyền M. Hoàng, Lã Thanh Hà, Đào Tùng, Trần Thảo Miên, Phạm Minh Ánh và sản xuất bởi Sân Khấu Rối TồLô.
Lấy cảm hứng từ hình tượng thần hộ mệnh "thổ địa" (hay còn gọi là Tudi/Tudigong), một vị thần có nhiệm vụ bảo vệ các địa điểm cụ thể và cư dân nơi đó, vở diễn kết hợp các loại hình múa rối đa dạng, trình diễn nhạc trực tiếp, trình diễn diễn thuyết và nghệ thuật sắp đặt để kể những câu chuyện về thành phố từ quá khứ tới tương lai. Lấy cảm hứng từ những loại hình múa rối truyền thống như rối tay/budaixi (Đài Loan), rối bunraku (Nhật Bản), rối bóng (Trung Quốc), các nghệ sỹ của Tồ Lô thử nghiệm tạo ra những biểu đạt mới trong ngôn ngữ rối và sân khấu vật thể (Object theatre). Từ Việt Nam, ekip nghiên cứu loại hình múa rối cạn Ổi Lỗi (Nam Trực-Nam Định) và kỹ thuật sơn mài truyền thống để đưa vào tác phẩm. Các bạn rối trong vở được tạo hình từ gỗ và sơn ta, kết hợp với các chất liệu tái chế từ đời sống hiện đại như túi nilon, nhựa, vải vụn,…. Âm nhạc được trình diễn trực tiếp, với nhiều chất liệu âm thanh khác nhau bao gồm nhạc điện tử, trống chầu (ca trù), guitar điện, kết hợp với các vật thể/vật liệu sẵn có.
Tác phẩm là hành trình của Thành Phố và những mối quan hệ trong lòng Thành Phố. ”Một Cậu Bé bị mắc kẹt với một con Quái Vật. Cả hai học cách chung sống cùng nhau khi chúng lang thang trong Thành Phố Xám, tìm kiếm một thứ gì đó mà Cậu Bé đã quên. Họ gặp một Ông Già, người đang chờ đợi những ngày cuối cùng. Họ trở thành những người đồng hành bất đắc dĩ và bắt đầu hành trình giúp Ông Già hội ngộ với Cây Thoả Ước, một phần ký ức của Ông. Dần dà, những mảnh ghép về quá khứ của Thành Phố Xám được hé lộ và những câu hỏi về danh tính thực sự của Cậu Bé, Quái Vật và Ông Già trỗi dậy.
Nguyễn Vũ Hải là một người thực hành văn hoá sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Hải đang làm việc thiết kế những tour đi bộ quanh thành phố, kết hợp hai mối quan tâm cá nhân của anh về đô thị và con người. Hải ở đó - trong bức tranh của Thành Phố - giới thiệu những nghiên cứu, quan sát của mình cùng với những câu chuyện thân mật về những thay đổi trong khu phố nơi anh lớn lên và sống cho đến tận bây giờ.”
Dự án “Thổ Địa” là tác phẩm sân khấu đầu tiên mà Sân khấu múa rối TồLô sản xuất và sáng tạo sau một thời gian ấp ủ và nghiên cứu, được nghiên cứu và phát triển từ cuối năm 2023. Từ tháng 04/2024 - 08/2024, hai nghệ sĩ Trang Linh và Kim Ngọc lưu trú tại Treasure Hill Artist Village và Bảo Tàng Múa Rối Đài Bắc để tiếp tục phát triển vở. Một phiên bản ngắn 30’ của vở diễn đã được ra mắt tại Bảo Tàng Múa Rối Đài Bắc vào cuối tháng 7, 2024. Một phần tác phẩm sắp đặt của vở diễn là“Sáng tạo một Vị Thần" được trưng bày tại Treasure Hill vào tháng 6/2024, tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan vào tháng 8, và sau đó sẽ tiếp tục tại không gian trưng bày cố định của Bảo Tàng Múa Rối Đài Bắc.
Sau khi làm việc cùng nhau trong nhóm Dàn dựng và Tác giả của vở “Rối Mơ” (Nhà Hát Đó, Nha Trang), cặp đôi nghệ sỹ Trần Kim Ngọc và Linh Valerie Phạm quyết định thành lập Sân Khấu Múa Rối TồLô với sứ mệnh sản xuất những vở rối và trải nghiệm sân khấu nguyên bản, nghiên cứu và lưu trữ về các loại hình rối truyền thống và những thực hành tín ngưỡng liên quan, thúc đẩy các thực hành thể nghiệm liên quan tới sân khấu rối và sân khấu vật thể (Object Theatre).
Các buổi biểu diễn của “Thổ Địa” dự kiến diễn ra vào hai ngày 16/11/2024 (16h – 17h) và 17/11/2024 (19h – 20h), tại Rạp Khăn Quàng Đỏ, mang lại cho khán giả cơ hội thưởng thức một tác phẩm sân khấu đầy sáng tạo.
------------------
The Earth Guardian project is a theatrical work that will be performed for the first time in Vietnam at the Red Scarf Theater, Hanoi Children's Palace during the Hanoi Festival of Creative Design 2024. The work is built and implemented by artists Linh Valerie Pham, Tran Kim Ngoc, Nguyen Vu Hai, Nguyen Khanh Linh, Huyen M. Hoang, La Thanh Ha, Dao Tung, Tran Thao Mien, Pham Minh Anh and produced by ToLo Puppet Theater.
Inspired by the image of the guardian deity “Earth Guardian" (also known as Tudi/Tudigong), a deity whose duty is to protect specific locations and their inhabitants, the play combines various types of puppetry, live music, speeches and installation art to tell stories about the city from the past to the future. Inspired by traditional puppetry forms such as hand puppetry/budaixi (Taiwan), bunraku puppetry (Japan), shadow puppetry (China), To Lo artists experimented with creating new expressions in the language of puppetry and object theatre. From Vietnam, the team researched the dry puppetry form of Oi Loi (Nam Truc-Nam Dinh) and traditional lacquer techniques to incorporate into the work. The puppets in the play are shaped from wood and lacquer, combined with recycled materials from modern life such as nylon bags, plastic, scraps of fabric, etc. Music is performed live, with a variety of sound materials including electronic music, praise drums (ca tru), electric guitars, combined with available objects/materials.
The work is a journey of the City and the relationships within the City. ”A Boy is trapped with a Monster. The two learn to live together as they wander the Grey City, searching for something the Boy has forgotten. They meet an Old Man, who is waiting for his last days. They become reluctant companions and begin a journey to help the Old Man reunite with the Tree of Agreement, a part of his memory. Gradually, pieces of the Grey City’s past are revealed and questions about the true identities of the Boy, the Monster and the Old Man arise. Nguyen Vu Hai is a cultural practitioner born and raised in Hanoi. Hai is working on designing walking tours around the city, combining his two personal interests in urbanity and people. Hai is there - in the City's picture - presenting his research, observations along with intimate stories about the changes in the neighborhood where he grew up and lives until now.”
The “Earth Guardian” project is the first theatrical work that To Lo Puppet Theater has produced and created after a period of planning and research, developed since the end of 2023. From April 2024 to August 2024, the two artists Trang Linh and Kim Ngoc stayed at Treasure Hill Artist Village and the Taipei Puppetry Museum to continue developing the play. A 30-minute short version of the play premiered at the Taipei Puppetry Museum in late July 2024. Part of the installation, “Creating a God,” was exhibited at Treasure Hill in June 2024, at National Taiwan University in August, and will continue to the permanent exhibition space of the Taipei Puppetry Museum.
After working together in the Production and Author Group of “Puppetry Dream” (Do Theater, Nha Trang), the artist duo Tran Kim Ngoc and Linh Valerie Pham decided to establish To Lo Puppetry Theatre with the mission of producing original puppet shows and theatrical experiences, researching and archiving traditional puppetry forms and related religious practices, and promoting experimental practices related to puppetry and object theatre.
The performances of “Earth Guardian” are scheduled to take place on November 16, 2024 (4:00 p.m. – 5:00 p.m.) and November 17, 2024 (7:00 p.m. – 8:00 p.m.), at the Red Scarf Theater, giving the audience the opportunity to enjoy a creative theatrical work.