Trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Trung Tâm Xúc Tiến Quảng Bá Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Việt Nam (Vietnam Intangible Cultural Heritage Promotion Center - VICH) phối hợp với Nhà hát Chèo Việt Nam, Tổ chức giáo dục Edudu, Dự án "Chèo nảy chèo nay” đem đến một chương trình giáo dục di sản đặc sắc bao gồm vở diễn “Thị Mầu xuyên không” và các hoạt động trải nghiệm với nghệ thuật Chèo. Chương trình diễn ra lúc 19h00-21h00 ngày 10/11/2024 tại Rạp Công Nhân - 42 Tràng Tiền. Chương trình giáo dục di sản là một sự kiện nghệ thuật dân gian độc đáo và thú vị, mang các giá trị truyền thống đến gần hơn cho khán giả, đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi.
Kịch bản vở diễn "Thị Mầu Xuyên Không" do VICH phối hợp đầu tư cùng Tổ chức giáo dục Edudu và đạo diễn Ninh Quang Trường nghiên cứu chuyển soạn từ vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, phần biểu diễn do Nhà hát Chèo Việt Nam chỉ đạo dàn dựng với sự tham gia của NSƯT Vũ Bá Dũng và Đoàn Thể nghiệm biểu diễn. Quá trình chuyển soạn từ "Quan Âm Thị Kính" sang "Thị Mầu Xuyên Không" là một nỗ lực sáng tạo của ê-kíp thực hiện, bám sát cốt truyện gốc nhưng có nhiều cải biên để phù hợp với khán giả trẻ. Xây dựng kịch bản dưới góc nhìn từ các nhân vật xuyên không, lời thoại của các nhân vật còn được lồng ghép nhiều câu từ hiện đại và hài hước, như "flex," "nhà có điều kiện”… tạo ra sự gần gũi, cuốn hút. Cốt truyện của "Thị Mầu Xuyên Không" dựa trên tác phẩm chèo kinh điển "Quan Âm Thị Kính," nơi các nhân vật nổi tiếng như Thị Kính, Thị Mầu, Thiện Sĩ, Mãng Ông và Mẹ Đốp được tái hiện sinh động và mới mẻ.
Trước và sau vở diễn, khán giả sẽ được tham gia các Trạm trải nghiệm với nghệ thuật Chèo trong không gian trưng bày “Chèo nảy Chèo nay”, các trải nghiệm được thiết kế thành hoạt động game trí tuệ, game tương tác giúp khán giả được khám phá di sản văn hoá một cách năng động và sinh động.
Ekip sản xuất chương trình mong muốn bằng cách kết hợp các phương pháp giáo dục với trình diễn nghệ thuật, tương tác cộng đồng không chỉ giúp các em học sinh cảm nhận được nét đẹp của các làn điệu chèo mà còn hiểu được sự khác biệt giữa xã hội phong kiến xưa và cuộc sống hiện đại. Vượt lên ý nghĩa giải trí tinh thần, chương trình là bước khởi đầu trong hành trình đưa khán giả nhỏ tuổi đến với nghệ thuật truyền thống, góp phần nuôi dưỡng tình yêu và ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
---------
During the Hanoi Festival of Creative Design 2024, the Vietnam Intangible Cultural Heritage Promotion Center (VICH) in collaboration with the Vietnam Cheo Theater, Edudu Education Organization, and the "Cheo nay Cheo nay” Project will bring a unique heritage education program including the play "Thi Mau Travels Through Time" and experiential activities with Cheo art. The program will take place from 19:00 to 21:00 on November 10, 2024 at Cong Nhan Theater - 42 Trang Tien. The heritage education program is a unique and interesting folk art event, bringing traditional values closer to the audience, especially young audiences. The script for the play "Thi Mau Travels Through Time" was co-invested by VICH, Edudu Education Organization and director Ninh Quang Truong, adapted from the ancient Cheo play “Quan Am Thi Kinh”, the performance was directed by the Vietnam Cheo Theater with the participation of Meritorious Artist Vu Ba Dung and the Experimental Performance Group. The process of adapting "Quan Am Thi Kinh" to "Thi Mau Travels Through Time" was a creative effort of the production team, closely following the original plot but with many modifications to suit young audiences. Building the script from the perspective of the characters who have traveled through time, the dialogue of the characters is also integrated with many modern and humorous phrases, such as "flex," "house of the rich" ... creating closeness and attraction. The plot of "Thi Mau Travels Through Time" is based on the classic Cheo work "Quan Am Thi Kinh," where famous characters such as Thi Kinh, Thi Mau, Thien Si, Mang Ong and Me Dop are vividly and freshly recreated.
Before and after the performance, the audience will participate in the Experience Stations with the art of Cheo in the exhibition space "Cheo nay Cheo nay", the experiences are designed as intellectual games, interactive games to help the audience explore cultural heritage in a dynamic and lively way.
The program production team hopes that by combining educational methods with art performances and community interactions, it will not only help students feel the beauty of Cheo melodies but also understand the difference between the ancient feudal society and modern life. Beyond the meaning of spiritual entertainment, the program is the first step in the journey to bring young audiences to traditional art, contributing to nurturing love and awareness of preserving the traditional culture of the nation.