Triển lãm, Trưng bày & Sắp đặt nghệ thuật

Triển lãm "Cội nguồn tri thức"

Địa điểm
Sảnh chính Đại học Tổng Hợp 19 P. Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian
9/11
1:30 → 10:00
10/11
1:30 → 10:00
11/11
1:30 → 10:00
12/11
1:30 → 10:00
13/11
1:30 → 10:00
14/11
1:30 → 10:00
15/11
1:30 → 10:00
16/11
1:30 → 10:00
17/11
1:30 → 10:00

Trong đại triển lãm Cảm thức Đông Dương tại tòa nhà Đại học Tổng hợp số 19 Lê Thánh Tông (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), tác phẩm Sắp đặt ánh sáng tại các ô cửa kính ngay sảnh chính tòa nhà tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem khi vừa bước vào, được thực hiện bởi Trần Hậu Yên Thế – nghệ sĩ thị giác kiêm nhà nghiên cứu nghệ thuật. Ông được biết đến không chỉ với các sáng tác nghệ thuật sắp đặt và nghệ thuật ý niệm mà còn là một trong những nghệ sĩ đầu tiên thử nghiệm các loại hình nghệ thuật mới tại Việt Nam. Song song với sự nghiệp sáng tác, ông còn chuyên tâm nghiên cứu mỹ thuật cổ truyền, với nhiều ấn phẩm công bố về nghệ thuật cổ truyền của người Việt.

Sắp đặt ánh sáng tại các ô kính trên cửa vào hình vòm sử dụng chất liệu giấy bóng kính cắt dán, ánh xạ lên không gian cổ kính bên trong tòa nhà tạo ra những sắc màu trầm mặc Hà Nội xưa đầy hoài niệm. Được biết, ý tưởng chủ đạo của tác phẩm được khơi nguồn từ cuốn sách ‘Song xưa phố cũ’ của chính tác giả, như một cách ghi lại ký ức của thế hệ sinh ra vào thập niên 1970 – thế hệ cuối cùng có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên bản của Hà Nội trước khi đô thị có làn sóng thương mại hóa với các biển quảng cáo khổ lớn. Bên cạnh việc tái hiện quá khứ, tác phẩm còn phản ánh sự tiếp biến văn hóa độc đáo của Việt Nam. Những trang trí hoa sắt lấy cảm hứng từ hình bóng đèn, tượng trưng cho ánh sáng của tri thức, của phát minh vốn bắt nguồn từ các phong cách kiến trúc Pháp và châu Âu, khi du nhập vào Việt Nam đã được "Việt hóa" để phù hợp với bối cảnh địa phương. Quá trình tiếp biến này đã hình thành nên các phong cách Đông Dương và Art Deco đặc sắc, thể hiện sự dung hòa giữa văn hoá ngoại lai và bản địa. Tác phẩm vừa đưa đến hiệu ứng về thị giác, vừa thu hút sự quan tâm của người xem về từng góc kiến trúc đặc sắc của tòa nhà. Từng ô kính ở vòm cửa với những chi tiết trang trí bằng sắt này, dù quen thuộc trong đời sống hằng ngày và đôi khi bị lướt qua, lại ẩn chứa những thông điệp về văn hóa và lối sống.

Tác phẩm Sắp đặt ánh sáng tại ô cửa kính được trưng bày tại sảnh chính của Đại học Tổng hợp (19 Lê Thánh Tông), thuộc cụm triển lãm Cảm thức Đông Dương trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, diễn ra từ ngày 9 - 17/11/2024. Đây không chỉ là một tác phẩm thị giác mà còn là nhịp cầu đầu tiên kết nối quá khứ với hiện tại khi bước chân vào đây, gợi nhắc người xem về những giá trị văn hóa đã và đang hòa nhập vào dòng chảy thời gian.

--------------

In the grand exhibition Indochina Sense at the University of Hanoi building at 19 Le Thanh Tong (now Vietnam National University), the Light Installation at the glass windows in the main lobby made a strong impression on viewers as soon as they entered. Created by Tran Hau Yen The, a visual artist and art researcher, he is known not only for his installation and conceptual artworks but also as one of the first artists to experiment with new art forms in Vietnam. In parallel with his creative career, he has also focused on researching traditional fine arts, with many publications on traditional Vietnamese art.

The Light installation at the glass panels on the arched entrance uses cut-and-pasted cellophane, reflecting the ancient space inside the building, creating the nostalgic colors of old Hanoi. It is known that the main idea of the work was inspired by the author's book 'Song xua pho cu', serving as a way to record the memories of the generation born in the 1970s - the last generation to have the opportunity to admire the original beauty of Hanoi before the urbanization wave with large-scale billboards. In addition to recreating the past, the work also reflects the unique cultural transformation of Vietnam. The iron flower decorations are inspired by the shape of light bulbs, symbolizing the light of knowledge and invention, which originated from French and European architectural styles, and when introduced to Vietnam, were "Vietnamized" to suit the local context. This process of assimilation has created the distinctive Indochina and Art Deco styles, expressing the fusion of foreign and indigenous cultures. The work not only creates visual effects but also attracts the viewer’s attention to each unique architectural corner of the building. Each glass panel in the arch with these iron decorative details, although familiar in daily life and sometimes overlooked, contains messages about culture and lifestyle.

The Light Installation artwork displayed on the glass windows in the main hall of University of Hanoi (19 Le Thanh Tong), part of the Indochina Sense exhibition within the Hanoi Creative Design Festival 2024, will run from November 9-17, 2024. This piece is not just a visual experience but serves as an initial bridge connecting the past with the present as viewers step into the hall, reminding them of cultural values that continue to blend with the passage of time.

Please refer to the website lehoithietkesangtao.vn before coming to have more diverse information about this year's Festival!