Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác: Cảm thức Đông Dương
Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Cảm thức Đông Dương tại tòa nhà 19 Lê Thánh Tông - tiền thân là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, sau này là Đại học Tổng hợp Hà Nội và hiện này là Đại học Quốc gia Hà Nội - sẽ trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương, trong cảm quan đa dạng của những KTS, họa sĩ và nghệ sĩ hiện tại, là một điểm nhấn rung cảm về kiến trúc, nghệ thuật, hình ảnh và âm thanh, và những tương tác không cần và không thể diễn đạt bằng ngôn từ.
Sảnh chính tòa nhà là sự giao hòa của ánh sáng, tương tác và ánh xạ lên tác phẩm điêu khắc, hội họa được sắp đặt có chủ đích từ sàn tầng 1 lên mái vòm hai lớp với các hoạ tiết trang trí kiểu tân cổ điển. Bước vào sảnh là tác phẩm sắp đặt ánh sáng của Trần Hậu Yên Thế tại các ô cửa kính trên vòm tường nơi cửa chính, gợi nhớ lại những ý niệm đầu tiên của thiết kế hoa sắt lấy cảm hứng hình ảnh những chiếc bóng đèn như tượng trưng cho ánh sáng của tri thức. Hai tác phẩm tượng chân dung hoạ sĩ Victor Tardieu (Hiệu trưởng đầu tiên sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương vào năm 1924) và hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (Hiệu trưởng người Việt đầu tiên của trường Mỹ thuật Việt Nam thuộc Đại học Việt nam vào năm 1945) của điêu khắc gia Trần Quốc Thịnh được đặt trong sảnh như nét gạch nối lịch sử khi tương tác với tượng 2 nhà khoa học Nguỵ Như Kon Tum và Lê Văn Thiêm (được dựng sau này thời Trường Đại học Tổng hợp).
Lên cao trên mái vòm là cụm các tác phẩm trang trí với đèn chùm, tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika dẫn sáng có khắc chìm gợi cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí toà nhà Đại học Đông Dương của KTS Ernest Hebrard, người định hình phong cách Kiến trúc Đông Dương khi kết hợp kiến trúc kinh viện Châu Âu với các thành phần và giải pháp kiến trúc bản địa để phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, và vật liệu, tay nghề thợ Việt Nam thời kỳ đó. Và kết thúc ở vòm trần là tác phẩm trình chiếu 3D mapping của hoạ sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình 2 con chim phượng hoàng đã bong mờ theo thời gian. Sự sắp đặt liên kết các tác phẩm giữa toàn bộ chiều sâu lên trên mái của sảnh chính là một đại tác phẩm lộng lẫy, gợi mở cái nhìn sâu sắc, độc đáo về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương và Việt Nam từ quá khứ đến đương đại.
Bên cạnh đó, trong hội trường Nguỵ Như Kon Tum bên trái sảnh chính là tác phẩm sắp đặt, hòa nhạc video Đại tượng 2 - Sơn Hà Diễn Truyện của các nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Ngô Thu Hương, các nghệ sĩ âm thanh như piano Trần Thu Thảo, violin Nguyễn Ngọc Đức và Trịnh Quang Thành. Đây là sự sáng tạo tiếp nối thành công của Đại tượng 1 năm 2021 của nhóm tác giả này. Cũng trong khán phòng đầy chất kinh viện này, lần đầu tiên, tác phẩm sắp đặt video art phỏng dựng bức tranh sơn dầu Thăng Đường Nhập Thất - được đặt theo tên tiếng Hán ghi trên cổng tam quan với ý nghĩa đề cao sự học trong bức tranh của hoạ sĩ Victor Tardieu, được vẽ lại vào năm 2006, đang trưng bày ở đây. Tác phẩm được dựng từ ảnh đen trắng gốc xử lý qua công nghệ số, kết hợp video art và hình ảnh động của hoạ sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, nhà nghiên cứu TS. Phạm Long, nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải và Viên Hồng Quang thực hiện.
Người xem khi đến với tổ hợp triển lãm này còn có cơ hội đi tiếp lên các tầng trên cao, với các tác phẩm vẽ sơn trong trên mika của họa sĩ Lê Đăng Ninh, lấy cảm hứng từ các mẫu lọ thuỷ tinh trong phòng Bảo tàng nghiên cứu sinh vật học, kết hợp sắp đặt âm thanh của nghệ sĩ âm thanh Nhung Nguyễn trên vòm mái lầu 3 của tòa nhà, đem đến trải nghiệm đa giác quan, trong một cảm thức quá khứ đang dội về, len lỏi vào từng ngóc ngách. Dọc tuyến đường trải nghiệm sẽ là các tác phẩm điêu khắc, đất nung, đặc biệt là sắp đặt sách nghiên cứu hồi cố về họa tiết mỹ thuật Đông Dương, các tác phẩm nhiếp ảnh chụp kiến trúc Đông Dương ..… và sắp đặt book art trên lầu vòm với các bản in khắc gỗ của họa sĩ Nguyễn Thành Vinh về cuộc đối thoại - trong tưởng tượng - giữa họa sĩ Victor Tardieu và KTS Ernest Hebrard, hai nhân vật quan trọng tạo nên của hình dáng và tinh thần toà nhà, cũng như định hình kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương, mở ra giai đoạn phát triển quan trọng cho kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam.
Cảm thức Đông Dương còn có các cụm tác phẩm trưng bày ở hành lang và bên trong Bảo tàng sinh vật học, những tranh lụa vẽ hoá thạch côn trùng và động vật của hoạ sĩ Nguyễn Thu Thảo, sắp đặt ánh sáng bằng giấy tương tác với các mẫu vật ở bảo tàng của tác giả Phạm Thuỷ Tiên, sắp đặt sơn mài ở các măt đứng bậc cầu thang của hoạ sĩ Trương Hoàng Hải, trưng bày sắp đặt các kết quả nghiên cứu tranh thêu thời Đông Dương của hoạ sĩ Phạm Ngọc Trâm… Và tỏa ra bên ngoài tòa nhà là tác phẩm LETTERS - SCIENCES - ARTS (Văn chương - Khoa học - Nghệ thuật), lấy cảm hứng từ triết lý và định hướng đào tạo đa ngành, liên ngành của Đại học Đông Dương xưa, và đã từng được xuất hiện trên bản vẽ thiết kế kiến trúc mặt tiền toà nhà. Đây đó trong khuôn viên trường, hành lang, sảnh toà nhà…là những mô hình điêu khắc inox gương họa sĩ Victor Tardieu và KTS Ernest Hebrard được sắp đặt tương tác ở các vị trí khác nhau. Các tác phẩm này của họa sĩ, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn - người có thời gian dài nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật Đông Dương và lịch sử mỹ thuật Việt Nam - một lần nữa, ghi nhận và đúc kết sâu sắc Cảm thức Đông Dương - một cảm thức đã đặt nền móng cho nền kiến trúc, mỹ thuật và thiết kế hiện đại của Việt Nam.
Vui lòng tham khảo website lehoithietkesangtao.vn trước khi đến để có nhiều hơn các thông tin đa dạng về Lễ hội năm nay!
-----------------
Interactive art exhibition complex: Indochina Sense
As part of the Hanoi Festival of Creative Design 2024, Indochina Sense at 19 Le Thanh Tong - formerly the main building of Université Indochinoise, later University of Hanoi and now Vietnam National University (VNU), Hanoi - will showcase a unique collection of interactive artworks. These pieces evoke the old-world charm of Indochinese architecture and fine arts through the diverse perspectives of contemporary architects, painters, and artists. The exhibition highlights a deep connection between architecture, art, imagery, and sound, offering interactions that go beyond what words can convey.
The main lobby of the building is a harmonious blend of light, interaction, and projection onto sculptures and paintings intentionally arranged from the first floor to the double-layered dome adorned with neoclassical decorative motifs. Upon entering the lobby, visitors encounter a light installation by Tran Hau Yen The, positioned at the glass windows along the wall arch at the main entrance. This installation recalls the initial concepts of iron flower design, inspired by light bulbs symbolizing the light of knowledge.
In the lobby, two portrait statues commemorate artist Victor Tardieu, the founding principal of the Indochina College of Fine Arts (École des Beaux - Arts d’Indochine) under Indochina University in 1924, and artist To Ngoc Van, the first Vietnamese principal of the Vietnam College of Fine Arts under Université Indochinoise in 1945. These sculptures, created by sculptor Tran Quoc Thinh, serve as a historical link when interacting with the statues of two scientists, Nguy Như Kon Tum and Le Van Thiem, which were erected later during the time of the University of Hanoi.
High up in the dome is a cluster of decorative works featuring chandeliers and an installation of doctoral steles made from light-conducting mica material, with engravings inspired by the decorative design project of the Université Indochinoise building by architect Ernest Hebrard. He shaped the Indochina architectural style by combining European scholastic architecture with indigenous elements and solutions suited to the hot and humid tropical climate, as well as the materials and craftsmanship of Vietnamese artisans of that time. And ending at the ceiling dome is a 3D mapping projection by artist Pham Trung Hung, redrawing the image of two phoenixes that have faded over time. This installation connects the works across the entire depth up to the roof of the main hall, creating a magnificent masterpiece that offers a unique insight into the architecture and fine arts of Indochina and Vietnam from the past to the present.
In addition, in the Nguy Nhu Kon Tum hall to the left of the main hall is the installation work, Dai Tuong 2 - Son Ha Dien Truyen, a video concert by visual artists Trieu Minh Hai and Ngo Thu Huong, along with sound artists such as pianist Tran Thu Thao and violinist Nguyen Ngoc Duc, and Trinh Quang Thanh. This is a creative continuation of the success of Dai Tuong 1 in 2021 by this group of artists. Also in this academic auditorium, for the first time, a video art installation simulating the oil painting Thang Duong Nhap That - named after the Chinese inscription on the three-door gate that signifies the promotion of learning - by artist Victor Tardieu, repainted in 2006, is on display here. The work was created from original black and white photos processed through digital technology, combined with video art and animation by artist and researcher Tran Hau Yen The, researcher Dr. Pham Long, visual artists Trieu Minh Hai and Vien Hong Quang.
Visitors to the exhibition complex will have the opportunity to explore further by ascending to the upper floors, where they’ll find transparent lacquer paintings on mica by artist Le Dang Ninh. Inspired by the glass jars in the Biological Research Museum, these paintings are complemented by sound installations from sound artist Nhung Nguyen on the 3rd-floor rooftop, creating an immersive multi-sensory experience, in a sense of the past echoing back, penetrating every corner. The journey through the exhibit also features sculptures, terracotta works, especially a retrospective research book installation on Indochinese art motifs, photographic works of Indochinese architecture…and an art book installation on the dome with woodblock prints by artist Nguyen Thanh Vinh. This work, inspired by the imagined dialogue between artist Victor Tardieu and architect Ernest Hebrard, two key figures who shaped the form and spirit of the building, as well as influencing the architecture and fine arts of Indochina, opening an important phase of development for architecture and fine arts in Vietnam.
Indochina Sense also features clusters of collection displayed in the hallway and inside the Biology Museum, including silk paintings of insect and animal fossils by artist Nguyen Thu Thao, interactive paper light installations with museum specimens by Pham Thuy Tien, lacquer installations on the vertical surfaces of the stairs by artist Truong Hoang Hai, and an exhibition of research results on embroidery paintings from the Indochina period by artist Pham Ngoc Tram...
And radiating outside the building is the work LETTERS- SCIENCES - ARTS, inspired by the philosophy and orientation of multidisciplinary and interdisciplinary training of the former Université Indochinoise, and has appeared on the architectural design drawings of the building's facade. Here and there in the campus, hallways, and lobby of the building... are stainless steel mirror sculptures by artist Victor Tardieu and architect Ernest Hebrard, interactively arranged in different locations. These works by artist and curator Nguyen The Son - who has a long history of in-depth research on Indochina fine arts and Vietnamese art history - once again record and deeply summarize the Indochina Sense - a sense that has laid the foundation for modern Vietnamese architecture, fine arts and design.
To learn more about the festival and explore the wide range of events this year, please visit the website lehoithietkesangtao.vn before attending for more diverse and detailed information!