Triển lãm, Trưng bày & Sắp đặt nghệ thuật

Cụm tác phẩm sắp đặt: Mạch nguồn

Địa điểm
Sảnh chính Đại học Tổng hợp Hà Nội | Số 19 P. Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian
9/11
1:30 → 10:00
10/11
1:30 → 10:00
11/11
1:30 → 10:00
12/11
1:30 → 10:00
13/11
1:30 → 10:00
14/11
1:30 → 10:00
15/11
1:30 → 10:00
16/11
1:30 → 10:00
17/11
1:30 → 10:00

Tiếp nối cảm giác hoài cổ của Cội nguồn tri thức - tác phẩm sắp đặt ánh sáng ở sảnh chính tòa nhà Đại học Quốc gia Hà Nội 19 Lê Thánh Tông, các tác phẩm trong cụm Mạch nguồn được sắp đặt hài hòa, gắn kết và đối thoại với kiến trúc và các cụm tác phẩm được trưng bày ở đây, trong khuôn khổ đại triển lãm ‘Cảm thức Đông Dương’ trưng bày tại đây.

Bước vào mái vòm cửa chính tòa nhà, khách tham quan sẽ bắt gặp tác phẩm “Mạch nguồn”, là thiết kế tương tác ánh sáng với bộ đèn chùm được treo cao giữa sảnh, hướng sâu lên các tầng cao của KTS Lê Phước Anh. Lấy cảm hứng từ các gam màu trầm ở tranh lụa của các họa sĩ thời Đông Dương, Lê Phước Anh đã thiết kế các tấm voan lụa xếp lớp, nhìn thẳng từ dưới lên như những cánh hoa. Ánh sáng từ chùm đèn cũ được lọc qua các lớp voan, mang lại cảm giác hài hòa và tĩnh lặng, đồng thời tạo nên sự tương phản đầy tinh tế với không gian cổ kính của sảnh lớn. Những tấm voan mỏng uyển chuyển bám vào dây treo đèn chùm như ẩn dụ về một mạch nguồn từ truyền thống kiến trúc và mỹ thuật thời Đông Dương vẫn hiện diện đẹp đẽ và rủ bóng vào hiện tại.

Tiếp nối lên tầng 3 là tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ “Mạch nguồn văn hiến” với chất liệu mika dẫn sáng tương tác với vòm mái trang trí của Hoạ sĩ, nhà nghiên cứu, TS. Trần Hậu Yên Thế. Trên bia đá chất liệu mika khắc chìm hình hình phượng hoàng, gợi nhớ đến đồ án trang trí mang cảm hứng Á Đông do kiến trúc sư Ernest Hébrard thực hiện khi thiết kế tòa nhà Đại học Đông Dương này. Ernest Hébrard đã lấy cảm hứng trang trí chim phượng ở bia tiến sĩ Việt từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám để đưa vào các trang trí, đặc biệt là ở mái vòm tòa nhà. Với tác phẩm này, TS. Trần Hậu Yên Thế và cộng sự gửi gắm sự ghi nhận và tôn vinh vẻ đẹp kết hợp kiến trúc và mỹ thuật châu Âu với truyền thống Việt, thể hiện sự kết nối văn hiến từ quá khứ.

Và ở ban công tầng 4 là sắp đặt “Tiêu bản” trưng bày các tác phẩm vẽ sơn trong trên mika với cảm hứng từ các mẫu lọ thuỷ tinh của Bảo tàng sinh học ở tầng 2 của tòa nhà, tương tác trên các ô hoa sắt lan cao lầu gác mái. Bảo tàng Sinh học là bảo tàng sinh vật đầu tiên ở Đông Dương (thời Pháp thuộc) và Việt Nam được thành lập từ năm 1926. Sự hài hòa gắn kết về chất liệu trưng bày và cảm hứng từ những mạch nguồn lịch sử tự thân của tòa nhà làm cho cụm tác phẩm Mạch nguồn trở thành một phần của kiến trúc và cảnh quan nơi đây, gợi nhắc các lĩnh vực đào tạo chính của Đại học Đông Dương trước đây: Văn chương - Khoa học - Nghệ thuật.

Triển lãm "Cảm thức Đông Dương" được giám tuyển bởi nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên ngành nghệ thuật thị giác, trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vui lòng tham khảo website lehoithietkesangtao.vn trước khi đến để có nhiều hơn các thông tin đa dạng về Lễ hội năm nay!

--------------

The Flow of Origins

Following the nostalgic feeling of the Origin of Knowledge installation at the main hall of the Vietnam National University, Hanoi, located at 19 Le Thanh Tong, the works in the Flow of Origins cluster are arranged harmoniously, establishing connections and dialogues with the architecture and the collection of artworks displayed here, as part of the grand exhibition Indochina Sense held at the same address.

Stepping into the dome of the main entrance of the building, visitors will encounter the artwork The Flow of Origins an interactive light installation featuring a chandelier suspended high in the hall, reaching up towards the upper floors and designed by architect Lê Phuoc Anh. Inspired by the muted colors of silk paintings by artists of the Indochina period, Lê Phuoc Anh has created layered silk panels that, when viewed from below, resemble flower petals. The light from the chandelier filters through the layers of silk, creating a sense of harmony and tranquility while also providing a subtle contrast to the historic space of the grand hall. The delicate, flowing panels cling to the chandelier's suspension wires, serving as a metaphor for a source that connects the architectural and artistic traditions of the Indochina era, beautifully present and casting shadows into the present.

Continuing to the third floor is the installation of the doctoral stone tablet 'Source of Cultural Heritage,' made of interactive light-transmitting acrylic by artist and researcher Dr. Trần Hậu Yên Thế. The acrylic stone tablet features an embossed image of a phoenix, reminiscent of the decorative design inspired by East Asian motifs created by architect Ernest Hébrard when designing this Indochinese University building. Hébrard drew inspiration for the phoenix decoration on the doctoral stone tablet in Vietnam from the Văn Miếu - Quốc Tử Giám to incorporate it into the designs, particularly in the building's dome. With this work, Dr. Trần Hậu Yên Thế and his collaborators express recognition and celebration of the beauty that combines European architecture and art with Vietnamese traditions, highlighting the connection of cultural heritage from the past.

And on the fourth-floor balcony is the installation 'Specimen,' which displays acrylic paintings inspired by the glass bottle designs from the Biological Museum on the second floor of the building, interacting with the wrought iron floral patterns on the attic railings. The Biological Museum is the first natural history museum in Indochina (during the French colonial period) and in Vietnam, established in 1926. The harmonious connection of display materials and the inspiration from the historical sources inherent in the building make the Flow of Origins collection an integral part of the architecture and landscape here, evoking the main fields of study of the former Indochina University: Lettres, Science, and Arts.

The exhibition Indochina Sense is curated by artist Nguyen The Son, a lecturer in visual arts at the School of Interdisciplinary Science and Arts, Vietnam National University, Hanoi.

To learn more about the festival and explore the wide range of events this year, please visit the website lehoithietkesangtao.vn before attending for more diverse and detailed information.