Triển lãm, Trưng bày & Sắp đặt nghệ thuật

Bộ tác phẩm sắp đặt "Nguyên âm" - Nguyễn Huy An

Địa điểm
Nhà truyền thống, phòng 207 Ấu Trĩ Viên, Cung Thiếu nhi Hà Nội | Số 36-38 P. Lý Thái Tổ, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian
9/11
1:30 → 14:00
10/11
1:30 → 14:00
11/11
1:30 → 10:00
12/11
1:30 → 10:00
13/11
1:30 → 10:00
14/11
1:30 → 10:00
15/11
1:30 → 10:00
16/11
1:30 → 14:00
17/11
1:30 → 14:00

Bộ tác phẩm “Nguyên âm” của nghệ sĩ Nguyễn Huy An gồm 3 tác phẩm: A Ă Â (2014), Thanh âm (2023) và Ký âm (2024), được trưng bày ở hai không gian khác nhau tại khuôn viên Cung Thiếu Nhi Hà Nội trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Một phần tác phẩm được bày trang trọng trong không gian lịch sử của nhà truyền thống Bác Hồ với thiếu nhi, là nơi Bác Hồ từng ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. Phần còn lại của tác phẩm được bày tại phòng kèn trống của Ấu Trĩ Viên, nơi CLB Nghi lễ Măng Non vẫn luyện tập.

Là một nghệ sĩ đương đại với thực hành thiên về tính ý niệm, các tác phẩm của Nguyễn Huy An nén các nếp suy nghĩ của anh vào các khối điêu khắc, tập vựng, trình diễn tối giản. Mặc dù cách nhau quãng 10 năm, các tác phẩm đồng vọng và chia sẻ chung những mạch suy nghĩ triền miên của nghệ sĩ về ngôn từ, nhạc tính và những di sản, chuyển động lịch sử trong đời sống.

Tác phẩm sắp đặt A Ă Â… sáng tác năm 2014  là bộ sưu tập 29 mẫu tự trong bảng chữ cái Việt Nam với sáu dấu âm, được nghệ sĩ thu thập và bóc tách cẩn thận từ các khẩu hiệu cổ động vẽ trên tường nhà văn hoá ở các làng quê Bắc Bộ hiện đã không còn tồn tại nhiều. Hành động này tháo rời cấu trúc ngôn từ, đưa các chữ cái trở về nguồn gốc ngôn ngữ nguyên bản trước khi người ta kết chúng lại để tạo nên những thông điệp và khẩu hiệu.

Tác phẩm Thanh âm sáng tác năm 2023 lại lấy cảm hứng từ hai bài hát nổi tiếng luôn được vang lên mỗi ngày kỷ niệm lớn của đất nước: Tiến về Sài Gòn của nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng gắn liền với mỗi ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam 30 tháng 4 hàng năm và Tiến về Hà Nội của nhạc sĩ Văn Cao, một ca khúc được cho là “khúc ca khải hoàn” của ngày giải phóng thủ đô 10 tháng 10. Trong tác phẩm này, nghệ sĩ thực hành đếm các nốt nhạc trong hai bài hát để ra được “cả thảy 255 âm sắc”. Hai bài hát hiện diện như 255 thanh đồng phát ra âm thanh, như một kỷ vật trang nghiêm của lịch sử trong phòng truyền thống Ấu Trĩ Viên. Sử dụng một thao tác của nhạc lý cơ bản, nghệ sĩ cũng đưa hai bài hát trở về nguồn gốc nguyên bản của âm thanh.

Tác phẩm Ký âm sáng tác năm 2024 khi nghệ sĩ ghé thăm những tượng đài lịch sử vẫn đứng sừng sững yên lặng trong nhịp sống hối hả của thành phố Hà Nội: Tượng đài Cảm tử quân ở vườn hoa Hàng Đậu, Tượng đài Cảm tử quân ở vườn hoa đền Bà Kiệu, Tượng đài Cảm tử quân Cung Hữu Nghị Việt Xô, Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, bức tượng họa sĩ Victor Tardieu ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Tượng đài Bác sĩ Yersin, Tượng đài José Martí, Tượng đài Lenin ở vườn hoa Lenin, Tượng đài Nguyễn Trãi ở vườn hoa Nguyễn Trãi, Tượng đài Vua Quang Trung ở gò Đống Đa, Tượng đài Thánh Xanh-Pôn ở Bệnh Viện Xanh Pôn, Tượng Nguyễn Văn Trỗi ở Hồ Tây... Thực hiện thao tác gõ và nghe, nghệ sĩ nỗ lực ký âm lại bằng cách sáng tạo ra một loại ngôn ngữ giàu nhạc tính.

-----------------

The Vowels (Nguyên Âm) series by artist Nguyễn Huy An consists of three works: A Ă Â (2014), The Sound (Thanh Âm) (2023), and The Musical Notation (Ký Âm) (2024), which are displayed in two different spaces within the Hanoi Children's Palace during the Hanoi Festival of Creative Design 2024. One part of the series is showcased in the historic room “Uncle Ho with Children”, where President Hồ Chi Minh signed the Preliminary Agreement on March 6, 1946. The remaining part of the series is displayed in the Horn and Drum Room of the Au Tri Vien, where the Mang Non Ritual Club continues to practice.

As a contemporary artist with a practice focused on conceptualism, Nguyen Huy An's works condense his thoughts into sculptural forms, vocabulary, and minimalist performances. Although separated by nearly a decade, his works resonate with and share common threads of thought regarding language, musicality, and the legacies and historical movements embedded in everyday life.

The installation A Ă Â... (2014) is a collection of 29 letters from the Vietnamese alphabet, including six tonal marks, which the artist carefully gathered and peeled from propaganda slogans painted on the walls of cultural houses in rural villages of Northern Vietnam, many of which no longer exist. This act deconstructs the structure of language, returning the letters to their original linguistic roots before they were assembled to form messages and slogans.

The piece The Sound (Thanh Âm), created in 2023, is inspired by two famous songs that are played every year during significant national holidays: Tiến về Sài Gòn by composer Huỳnh Minh Siêng, associated with the annual celebration of Reunification Day on April 30, and Tiến về Hà Nội by composer Văn Cao, a song considered the 'victory anthem' of the day the capital was liberated on October 10. In this work, the artist counts the musical notes in both songs, resulting in a total of 255 tones. These two songs manifest as 255 bronze bars emitting sound, serving as a solemn memento of history within the Au Tri Viên’s tradition room. By using a basic musical technique, the artist also returns both songs to their original sonic roots.

The piece The Musical Notation (Ký Âm), created in 2024, was inspired by the artist’s visits to historical monuments that still stand silently amidst the hustle and bustle of Hanoi: the Cảm Tử Quân monument in Hàng Đậu Park, the Cảm Tử Quân monument at Bà Kiệu Temple, the Cảm Tử Quân monument at the Viet Xô Friendship Labour Cultural Palace, the statue of King Lý Thái Tổ, the statue of artist Victor Tardieu at the Vietnam University of Fine Arts, the statue of Dr. Yersin, the statue of José Martí, the Lenin monument in Lenin Park, the statue of Nguyễn Trãi in Nguyễn Trãi Park, the statue of King Quang Trung at Đống Đa Mound, the statue of Saint Paul at Xanh-Pôn Hospital, and the statue of Nguyễn Văn Trỗi by West Lake... Through the act of tapping and listening, the artist attempts to transcribe these monuments by creating a new language rich in musicality.