Hội thảo, Toạ đàm

Toạ đàm Di sản kiến trúc thời bao cấp - Duy trì phát triển

Địa điểm
Rạp Khăn Quàng Đỏ, Cung Thiếu nhi Hà Nội | Số 36 P. Lý Thái Tổ, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian
15/11
8:00 → 10:00

Toạ đàm Di sản kiến trúc thời bao cấp - Duy trì và phát triển là cuộc hội ngộ của các nhà quản lý đô thị và di sản, những chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, đặc biệt là những người dành nhiều nghiên cứu về việc tái thiết đô thị. Tọa đàm có sự tham gia của KTS Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, đã từng thực hiện nhiều dự án bảo tồn di tích như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Đình Chu Quyến, Nhà hát Lớn Hà Nội, Thánh địa Mỹ Sơn… cùng sự góp mặt của các diễn giả uy tín khác: KTS.HS Vũ Hiệp – chuyên nghiên cứu về lý luận kiến trúc và mỹ thuật, và TS.KTS Nguyễn Đức Vinh – giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội với chuyên môn về tái phát triển các công trình công cộng thời bao cấp ở Hà Nội.

Trong giai đoạn 1954-1986, hay còn gọi là thời bao cấp, Hà Nội đã có nhiều công trình nổi tiếng, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử kiến trúc của Thủ đô như khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Thành Công… cùng các nhà máy dệt, cơ khí, thuốc lá, xà phòng, cao su, bê tông, diêm, gỗ... và các công trình công cộng quan trọng như Đại học Bách khoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Sân vận động Hàng Đẫy, Cung văn hóa Thiếu nhi Hà Nội và Bưu điện Hà Nội. Những công trình này không chỉ phục vụ cho nhu cầu văn hóa, giáo dục, truyền thông và thể thao mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Kiến trúc thời bao cấp mang nhiều ý nghĩa lịch sử, khoa học và xã hội, phản ánh một thời đại với các nguyên tắc hiện đại và tiến bộ. Các công trình được thiết kế và xây dựng theo chiến lược của một quốc gia đang trên con đường phát triển, góp phần vào quá trình vận hành hành chính và nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng. Với những đóng góp không nhỏ ấy, kiến trúc thời bao cấp là vốn quý di sản, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để không bỏ phí trong bối cảnh đương đại.

Diễn ra từ 15h – 17h ngày 15/11/2024 tại Rạp Khăn quàng đỏ, tọa đàm sẽ tập trung vào hai chủ đề chính: Nhận diện giá trị (thảo luận nhằm làm rõ những giá trị của di sản kiến trúc thời bao cấp trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá); bảo tồn và phát huy giá trị (thảo luận về các phương pháp bảo tồn các di sản kiến trúc thời bao cấp). Cụ thể, trong phần đầu của chương trình sẽ thảo luận về những giá trị mà các công trình này mang lại trong bối cảnh hiện đại, từ giá trị văn hóa, lịch sử đến những tiềm năng sử dụng mới trong đời sống đương đại. Tiếp đó, các diễn giả đề xuất những phương pháp bảo tồn phù hợp, hướng tới việc duy trì và phát triển các công trình này trong thời kỳ mới mà vẫn giữ được vẹn nguyên tinh thần từ thời bao cấp. Sự kiện là cơ hội để các chuyên gia và công chúng cùng nhìn nhận lại những giá trị của di sản kiến trúc thời bao cấp và tìm ra hướng đi phù hợp cho việc bảo tồn và tái phát triển trong tương lai.

----

The seminar "Architectural Heritage from the Subsidy Period - Maintenance and Development" is a gathering of urban and heritage managers, along with experts in the field of architecture, particularly those who have conducted extensive research on urban reconstruction. The seminar features Architect Lê Thành Vinh, former director of the Institute for Conservation of Monuments (ICM), who has implemented numerous conservation projects, including the Temple of Literature - Quoc Tu Giam, Chu Quyen Communal House, Hanoi Opera House, and My Son Sanctuary. It also includes other distinguished speakers: Architect Vũ Hiệp, an expert in architectural theory and aesthetics, and Dr. Nguyễn Đức Vinh, a lecturer at Hanoi University of Civil Engineering, who specializes in the redevelopment of public buildings from the subsidy period in Hanoi.

During the period from 1954 to 1986, also known as the subsidy period, Hanoi saw the construction of many notable buildings that left a significant mark on the architectural history of the capital. Examples include the Kim Liên, Trung Tự, and Thành Công collective housing areas, as well as factories for textiles, machinery, tobacco, soap, rubber, concrete, matches, and wood. Important public works such as Hanoi University of Science and Technology, the Ho Chi Minh National Academy of Politics, Hàng Đẫy Stadium, the Hanoi Children's Palace, and the Hanoi Post Office were also established. These buildings not only served cultural, educational, media, and sporting needs but also played a crucial role in the country’s development along socialist lines. The architecture of the subsidy period carries significant historical, scientific, and social meaning, reflecting an era characterized by modern and progressive principles. The structures were designed and constructed according to the strategies of a nation in development, contributing to administrative operations and enhancing the community's spiritual life. With these substantial contributions, the architecture of the subsidy period represents a valuable heritage that requires thorough study to ensure it is not overlooked in contemporary contexts.

Taking place from 3 PM to 5 PM on November 15, 2024, at the Red Scarf Theater - Hanoi Children's Palace, the seminar will focus on two main themes: Identifying Values (a discussion aimed at clarifying the values of architectural heritage from the subsidy period during the process of industrialization and modernization) and Preserving and Promoting Values (a discussion on methods for conserving this architectural heritage).

Specifically, in the first part of the program, the discussion will address the values that these buildings hold in the contemporary context, ranging from cultural and historical significance to new potential uses in modern life. Following this, speakers will propose appropriate conservation methods aimed at maintaining and developing these structures in the new era while preserving the spirit of the subsidy period. The event offers an opportunity for experts and the public to reassess the values of architectural heritage from the subsidy period and to identify suitable directions for its conservation and redevelopment in the future.